Nâng cao kiến thức cho các nhà báo về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy PCB/POP

Tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy PCB/POP cho các nhà báo khu vực miền Nam
Trong hai ngày 29-30/9/2011 tại Đồng Nai, Ban quản lý dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy PCB/POP cho các nhà báo khu vực miền Nam. Ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm tới dự và phát biểu tại hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có hơn 60 chuyên gia đến từ Tổng cục Môi trường, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường khu vực phía Nam, các chuyên gia về độc chất học môi trường, truyền thông, các nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan báo chí truyền thông khu vực phia Nam.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của các nhà báo, phóng viên, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông bảo vệ môi trường các tỉnh phía Nam về các hợp chất POP nói chung và hiện trạng sử dụng và tồn lưu các hợp chất PCB nói riêng, ảnh hưởng của các hợp chất đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Đây là một trong những hoạt động nhằm phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để giáo dục phổ biến thông tin về các ảnh hưởng của PCB/POP một cách hiệu quả, rộng rãi tới cộng đồng.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Thế Loãn cho biết dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đã hoạt động được hơn 1 năm và đã tổ chức thành công hội thảo tập huấn nâng cao nhận thức về các hợp chất chứa PCB/POP cho các nhà báo khu vực phía Bắc. Trong buổi tập huấn tại khu vực phía Nam, các chuyên gia sẽ tiếp tục phổ biến, trao đổi, hệ thống lại kiến thức cho các nhà báo về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy PCB/POP, những thách thức và ảnh hưởng của nó tới môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, dự án cũng mời một số chuyên gia truyền thông giới thiệu các phương pháp truyền thông để tăng cường nhận thức mối nguy hại của POP cũng như PCB tới sức khỏe con người, môi trường.
Ông Trần Thế Loãn cũng cho biết lãnh đạo Tổng cục Môi trường rất quan tâm đến công tác truyền thông và luôn đánh giá cao sự phối hợp của các cơ quan báo chí tuyên truyền trongcông tác truyền thông, nâng cao nhận thức toàn dân bảo vệ môi trường, giảm thiểu mức độgây ô nhiễm trong những năm vừa qua. Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, ông Loãn chúc hội thảo thành công và hy vọng sự phối hợp giữa cơ quan báo chí tuyên truyền với Tổng cục Môi trường tiếp tục thắt chặt hơn nữa.
tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy PCB/POP cho các nhà báo khu vực miền Nam
PCB (tên tiếng Anh là Polychlorinated biphenyls) là một trong những phát minh đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại, được tổng hợp đầu tiên tại Đức năm 1881 và sản xuất công nghiệp tại Mỹ năm 1929. Đây là một hợp chất có rất nhiều ưu điểm, rất dễ sản xuất, rất bền, giá thành rẻ, đặc điểm, tính năng tốt và đã được cả thế giới sử dụng nhiều và phổ biến làm chất điện môi trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, là thành phần trong sơn, mực in, giấy không chứa cacbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín trong các công trình xây dựng và chất để hàn. Ngoài ra, PCB cũng được sử dụng như chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải, thảm...) và trong dầu nhờn (dầu kính hiển vi, dầu phanh, dầu cắt...)…
Song, gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh được PCB là một chất hữu cơ khó phân hủy cực độc, có khả năng tích lũy sinh học cao và gây ô nhiễm môi trường sinh thái, nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc loại bỏ PCB mang lại lợi ích rất lớn về mặt môi trường. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới đã sản xuất khoảng 1,2 tỷ tấn PCB trong đó 65% hiện đang nằm trong các bãi rác thải, bị phá hủy hoàn toàn 4% và vẫn còn một lượng khá lớn 31% hiện đang chưa được xử lý.
Việt Nam không sản xuất PCB nhưng việc sử dụng và nhập khẩu PCB đã được thực hiện từ nhiều năm trước. Theo bà Phan Thị Thủy Tiên, Trưởng ban KHCN&MT, EVN cho biết PCB chủ yếu nằm trong dầu cách điện được nhập khẩu từ 17 nước trền thế giới và hiện đang tồn lưu tại một số thiết bị đã được nhập khẩu trước đây với số lượng lên đến hàng chục ngàn tấn. Bà Thủy Tiên cũng cho biết cho đến nay vẫn chưa thống kê được con số chính xác nhưng EVN vẫn đang tích cực kiểm kê, kiểm soát lượng PCB có trong dầu của biến áp điện.
Hiện nay, Việt Nam không còn nhập khẩu thêm lượng dầu hay thiết bị chứa PCB song việcnhận biết, xác định, quản lý và tiêu huỷ an toàn thiết bị, dầu và chất thải chứa PCB đang sử dụng hoặc đã thải bỏ còn đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, phương pháp chủ yếulà thường phải lưu giữ tại đơn vị khi được thay thế và thải bỏ, gây ra một số nguy hiểm tiềm tàng như cháy nổ, rò rỉ, phát tán ra môi trường nếu quản lý không an toàn.
Mặt khác, do vấn đề về nhận thức, ý thức chưa cao, việc quản lý dầu thải, trong đó có cả dầu biến thế thải, tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp của Việt Nam chưa thật sự an toàn, chặt chẽ; vẫn tồn tại nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, việc kiểm soát “lây nhiễm chéo” PCB do pha trộn các loại dầu có chứa PCB và không chứa PCB sẽ là một thách thức lớn cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm PCB.
Do đó, việc nâng cao kiến thức và phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác truyền thông nhằm cung cấp tới công đồng các thông tin chính xác và hữu ích, tạo cầu nối giữa giới truyền thông và các chuyên gia để diễn đạt các thuật ngữ kỹ thuật sang ngôn ngữ dành cho cộng đồng dễ hiểu, đạt được hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức về các hợp chất PCB/POP cho các cơ quan báo chí, tuyên truyền cũng sẽ giúp các cơ quan này sẽ định hướng các phương pháp truyền tải thông tin chính xác, giải đáp các thắc mắc hoặc các nhận thức chưa đúng của cộng đồng cũng như tạo các sức ép đối với các đơn vị, cá nhân, đối tượng thay đổi các hành vi vi phạm môi trường nói chung và các thải thải nguy hại nói chung.
Chiều ngày 30/9, Đoàn đại biểu tham gia lớp tập huấn đã tham quan công tác quản lý chất thải nguy hại và thiết bị, dầu chứa PCB tại Công ty Điện lực Đồng Nai và Công ty cổ phần thép Biên Hòa./.
Một số hoạt động của Đoàn tại Biên Hòa, Đồng Nai:
Đoàn đại biểu tham quan khu lưu giữ các biến thế thải bỏ có chứa PCB
Các biến thế có nồng độ PCB lớn, khoảng 80% đang được lưu giữ tại kho chờ xử lý
Các loại biến thế nghi có chứa PCB
Hầm thu dầu biến thế rò rỉ tại kho chứa
Đoàn đại biểu tới tham quan và làm việc tại Nhà máy cán thép Biên Hòa
Nguồn: TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG